Bài viết này cung cấp những cách làm chủ tiệm nail cho những người sắp sửa mở tiệm hoặc mới tập tành vào con đường kinh doanh nail. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ ít nhiều mang lại cho bạn những kinh nghiệm quan trọng để sẵn sàng làm chủ.
1. Những cách làm chủ tiệm nail giúp bạn vận hành tiệm nail hiệu quả
1.1 Kỹ năng làm nail
Trước khi tìm hiểu cách làm chủ tiệm nail, điều đầu tiên mà bạn cần có đó chính là sở hữu kỹ kỹ năng làm nail. Bạn có thể học tại các trung tâm dạy nghề, các salon nail lớn hoặc một học viện chuyên đào tạo nail.
Bạn có thể không cần làm nail quá xuất sắc nhưng cần nắm rõ các kỹ năng trước khi lên làm chủ. Bởi chỉ khi có kiến thức về nail, bạn mới biết được các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ, hiểu được nhu cầu của khách hàng và có nền tảng để nhận định tay nghề nhân viên.
1. 2 Bắt kịp các xu hướng làm nail mới
Là người đứng đầu salon nail, bạn phải là người liên tục cập nhật các xu hướng nail thịnh hành trên thế giới, các kỹ thuật mới và mẫu nail mới cho khách hàng. Đây là cách để tiệm nail của bạn luôn dẫn đầu và tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ so với đối thủ.
1.3 Decor không gian tiệm nail đẹp và thoải mái
Khách hàng đi làm nail không chỉ vì bộ móng đẹp mà còn để thư giãn. Vì thế, cần thiết kế tiệm nail sao cho khoáng đãng, sạch sẽ và có tính thẩm mỹ, mang lại cảm giác thư giãn cho khách trong suốt thời gian họ chăm sóc nail. Đừng quên lưu ý đến mùi thơm và ánh sáng, tạo cảm dễ chịu, thư thái cho khách hàng.
1.4 Quản lý đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Cách làm chủ tiệm nail mà bất kỳ ai lần đầu làm chủ cũng đều phải học, đó là học cách quản lý nhân sự một cách bài bản chuyên nghiệp. Trong công việc, bạn nên đề cao tính công bằng, sử dụng lý trí để giải quyết mọi vấn đề và không được cảm tính, tránh làm cho nhân viên không phục.
Từ đầu, bạn nên đưa ra những tiêu chí tuyển thợ làm nail chất lượng và có tay nghề, kỹ năng làm nail tốt.Bạn nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhỏ để nhận xét, đánh giá chất lượng của từng nhân viên, giúp họ rút kinh nghiệm và cải thiện bản thân mỗi ngày.
Bên cạnh việc quan tâm tay nghề của nhân viên, bạn cũng phải thường xuyên training các kỹ năng mềm cho nhân viên. Đó có thể là cách ứng phó với khách khó tính, cách up sale các dịch vụ của tiệm hoặc xử lý những sự cố trong quá trình chăm sóc nail.
1.5 Nhớ mọi lịch hẹn với khách hàng
Khách hàng là thượng đế nên bạn phải luôn chiều lòng khách bằng cách nhớ kỹ mọi cuộc hẹn. Thay vì sử dụng trí nhớ, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý cho tiệm nail của mình. Đây là công cụ quản lý các cuộc hẹn của khách. Dựa theo phần mềm này, bạn có thể sắp xếp lịch cho nhân viên, thông báo đến cho khách,… Khi có một quy trình làm việc chu đáo sẽ giúp khách hàng của bạn cảm thấy tin tưởng hơn rất nhiều.
1.6 Thường xuyên có các chương trình ưu đãi
Làm chủ tiệm nail, bạn còn phải biết cách xây dựng các chương trình marketing, quảng cáo cho tiệm. Một trong những cách đơn giản nhất là mang đến ưu đãi cho khách hàng như một cách tri ân khách cũ, thu hút khách mới. Tặng voucher, làm thẻ thành viên, tặng đồ uống, giảm giá,… luôn là cách để giữ chân khách hàng hiệu quả. Đây là cách làm chủ tiệm nail mà bạn cần phải nắm rõ để vận hành tiệm lâu dài.
1.7 Chăm sóc khách hàng trước, trong và sau làm dịch vụ
Để làm hài lòng khách hàng, bạn cần phải khiến họ vui vẻ, thoải mái trước – trong – sau khi trải nghiệm dịch vụ.
Trước khi khách hàng bước vào tiệm, bạn có thể hỗ trợ họ giữa xe, vui vẻ mở cửa, gật đầu chào,…. thân thiện để ghi điểm bước đầu, tạo cảm giác họ luôn được chào đón nồng nhiệt nhất.
Trong khi khách làm nail, nhân viên có thể khéo léo trò chuyện với họ, giao tiếp để hiểu được nhu cầu và mong đợi của khách. Tùy từng khách hàng mà có cách tương tác phù hợp, tránh “nói nhiều” với những vị khách khó tính, cần yên tĩnh trong thời gian chăm sóc nail. Ngoài ra, thợ làm nail cũng không được có thái độ phân biệt giàu – nghèo với khách. Bởi ai cũng xứng đáng được tôn trọng khi sử dụng dịch vụ của bạn.
Sau khi khách đã trải nghiệm xong dịch vụ, cần hướng dẫn cách chăm sóc nail tại nhà để giữ cho nail đẹp và bền. Đừng quên cảm ơn khách hàng và gửi tặng họ những ưu đãi hấp dẫn cho lần sau. Ngoài ra, nếu salon nail chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng tính năng cảm ơn qua SMS hoặc liên hệ nhờ khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ.
1.8 Thành thạo những công cụ truyền thông xã hội
Thêm một cách làm chủ tiệm nail mà bạn cần nắm rõ, đó là sử dụng tốt các công cụ truyền thông như Facebook, Instagram. Đây là thời đại mà sự cạnh tranh diễn ra trên mọi mặt trận. Việc tận dụng tốt các công cụ này sẽ giúp bạn quảng bá sản phẩm, dịch vụ một cách tối ưu, giúp việc tìm kiếm khách hàng hiệu quả hơn thông qua các kênh trực tuyến.
2. Những sai lầm mà chủ tiệm nail nên tránh
2.1 Trả tiền quá cao cho thợ
Một trong những sai lầm mà các chủ tiệm nail thường gặp đó là trả tiền cho thợ làm nail quá cao. Nhiều chủ salon nai cho rằng phải trả lương cao thì mới thu hút và giữ chân được thợ giỏi ở giai đoạn đầu mở tiệm. Tuy nhiên đây là một chiến lược không hiệu quả. Bởi khi tiệm đã vào guồng, bạn sẽ gánh một chi phí lương rất cao, dù khách có nhiều hay ít.
Vì thế, cách làm chủ tiệm nail này không phải giải pháp tối ưu nhất. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng những chính sách trả lương cứng ở mức hợp lý, kết hợp hoa hồng hấp dẫn. Điều này tạo động lực để nhân viên nỗ lực làm tốt hơn và hưởng những gì họ xứng đáng được hưởng.
2.2 Tuyển thợ mà không cần thời gian thử việc
Thêm một sai lầm mà những người lần đầu làm chủ tiệm nail hay mắc phải, đó là tuyển thợ làm nail mà không cho thử việc. Bạn sẽ không biết năng lực của họ đến đâu chỉ thông qua một vài câu hỏi phỏng vấn. Chưa kể, việc bỏ qua thời gian thử việc sẽ dẫn đến nhiều rắc rối không đáng có như lương thưởng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung của tiệm.
Vì thế, chủ tiệm nail nên cho nhân viên thử việc trong 1 – 2 tháng để biết được trình độ, tay nghề và cả thái độ của nhân viên có phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của tiệm nail hay không. Trong trường hợp tiệm mới mở có quá đông khách đến, bạn có thể tuyển nhân viên mới với thời gian thử việc ngắn hơn hoặc đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể.
2.3 Làm ngơ trước những vấn đề của nhân viên trong tiệm
Bạn có biết rằng nhân viên chính là một phần bộ mặt của tiệm nail. Việc khách hàng có hài lòng/không hài lòng hoặc quay lại/không quay lại tiệm phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và tay nghề của thợ.
Vì thế, nếu nhân viên và khách hàng có xảy ra vấn đề như tranh cãi, chăm sóc nail không đúng ý khách hoặc thái độ thiếu tôn trọng khách hàng,… bạn cần phải xử lý triệt để, nhanh chóng và hợp tình hợp lý. Tuyệt đối không được ngó lơ mọi vấn đề lớn nhỏ của nhân viên trong tiệm vì một “đốm lửa nhỏ” có thể “cháy lan cả khu rừng” nếu không dập tắt sớm.
Bên cạnh việc xử lý vấn đề giữa nhân viên và khách hàng, chủ tiệm nail cần phải chú ý đến nội bộ các nhân viên với nhau. Mọi hiềm khích, cạnh tranh thiếu công bằng,… đều cần phải được giải quyết nhanh gọn, tránh xảy ra xung đột trong salon nail, ảnh hưởng đến việc kinh doanh chung của cả tiệm về lâu dài.
Trên đây là những cách làm chủ tiệm nail mà bất kỳ ai muốn mở salon nail đều cần lưu ý và nhớ rõ để vận hành tiệm nail của mình một cách trơn tru nhất. Mọi băn khoăn về việc kinh doanh nail, bạn có thể ghé trang web Hội Nail Việt để được chia kinh nghiệm mở tiệm nail tại Mỹ dành cho người Việt. Chắc chắn với những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn có thêm niềm tin vững vàng cho con đường kinh doanh nail của mình.