Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm không lành mạnh có thể khiến móng tay của các chị em bị hư. Trường hợp nhẹ có thể bị xây xước, gãy móng, nặng hơn có thể dẫn đến nấm móng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Nếu chẳng may khách hàng của bạn gặp các trường hợp trên và cấn được chữa trị thì dưới đây là một số cách trị móng tay bị hư mà bạn có thể tham khảo.
1. Nguyên nhân và dấu hiệu móng tay bị hư
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hư hỏng móng, chủ yếu là do tiếp xúc với hóa chất dẫn đến sự bào mòn. Ngoài ra còn là do sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc trong kẽ móng, làm hư hại móng. Một số nguyên nhân như:
- Móng tay tiếp xúc với nguồn nước bẩn nhưng không được vệ sinh sạch sẽ;
- Tiếp xúc với hóa chất có tính tẩy rửa mạnh mà không có các biện pháp bảo vệ
- Sử dụng chung đồ làm móng với người bệnh
Khi móng tay có dấu hiệu giòn, dễ gãy hơn bình thường, các chị em nên xem xét kỹ tình trạng móng để có các cách trị móng tay bị hư khắc phục kịp thời. Móng bị hư thường có màu ngả vàng, dễ gãy, mỏng, nặng hơn còn có mùi hoặc sưng mụn mủ.
2. Một số cách trị móng tay bị hư hiệu quả nhất
2.1. Sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa axit Linoleic. Đây được xem là một chất kháng viêm cực kỳ tốt, giúp làm mềm và loại bỏ chất sừng ở móng. Tương tự với dầu ô liu cũng có tác dụng làm móng khỏe, bóng mượt hơn. Cách trị móng tay bị hư bằng dầu dừa và dầu ô liu khá đơn giản, chị em chỉ cần ngâm móng tay vào dầu ô liu/ dừa tươi từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Duy trì cách làm này liên tục trong một tháng để thấy hiệu quả rõ nhất.
2.2. Cách trị móng tay bị hư bằng tỏi tươi
Trong tép tỏi tươi có chứa thành phần đặc biệt là Allicin có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn tốt. Người xưa thường lấy tỏi để chữa các bệnh về nấm, vi khuẩn cũng nhờ ưu điểm này. Để trị dứt điểm, chị em lấy một vài tép tỏi giã nhuyễn, rồi đắp lên vùng móng tay bị hư. Làm đều đặn hàng ngày, sau 2 tuần sẽ thấy rõ hiệu quả. Ban đầu đắp tỏi hơi có cảm giác nóng ran nhưng điều này là hoàn toàn bình thường nên các chị em cứ yên tâm nhé.
2.3. Cách trị móng tay bị hư bằng cây sả
Có thể nhiều người không biết, trong sả có một lượng tinh dầu dồi dào có tác dụng khử khuẩn và sát trùng nên dân gian thường dùng cây sả để trị các triệu chứng hư móng tay. Cách đơn giản nhất là chị em đun cây sả tươi rồi dùng rửa tay hàng ngày. Tuy nhiên, với các cách trị móng tay bị hư bằng nguyên liệu thiên nhiên, các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
2.4. Bổ sung các thực phẩm giàu Biotin
Biotin là thành phần chủ yếu cấu tạo nên móng và tóc. Do đó nếu gặp trường hợp móng bị gãy, mòn do yếu thì việc bổ sung biotin là cực kỳ cần thiết. Biotin có nhiều trong gan heo, trứng, quả bơ nên chị em hãy cố gắng bổ sung nhiều loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày để có bộ móng khỏe đẹp hơn nhé.
2.5. Bổ sung Canxi và thực phẩm giàu Vitamin A
Canxi và vitamin A cũng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phát triển của móng. Canxi giúp móng được chắc khỏe, hạn chế gãy, còn vitamin A giúp bộ móng sáng khỏe hơn. Vậy nên, bên cạnh các cách trị móng tay bị hư bằng thuốc, chị em cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, các loại cá và rau củ quả nhé.
2.6. Hạn chế dùng các chất tẩy rửa, mỹ phẩm
Trong quá trình điều trị móng bị hư, chị em nên hạn chế tiếp xúc với mỹ phẩm như sơn móng, kem dưỡng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Những chất này sẽ làm tình trạng hư móng trở nặng thêm, chưa kể còn có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
2.7. Sử dụng găng tay trong mọi trường hợp
Khi đang dùng thuốc, chị em nên dùng thêm găng tay trong mọi hoạt động, đặc biệt là khi đụng đến nước hoặc hóa chất. Thời gian đầu có thể hơi vướng nhưng đây là cách trị móng tay bị hư không những hiệu quả mà còn hạn chế diễn biến nặng thêm. Chị em nên lựa chọn các loại găng cao su dày, rộng thoải mái để bao tay không dính và chà xát vào vết thương.
Các cách trị móng tay bị hư trên khá đơn giản mà bạn có thể áp dụng để chữa móng hư cho khách hàng. Trong trường hợp móng bị hư nặng, bạn có thể thực hiện các biện pháp như trên và tư vấn thêm cho khách là nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn chuyên môn, trong một số trường hợp nhất định có thể dùng thuốc theo yêu cầu. Theo dõi thêm các kiến thức, tips ngành Nail cần thiết tại website của chúng tôi để trang bị thêm kiến thức nền tảng, giúp quá trình kinh doanh cửa tiệm diễn ra thành công.