Hội Nail Việt

LOGO_HỘI_NAIL_VIỆT_FINAL1-01 (1)

Chi phí mở tiệm nail nhỏ bao nhiêu? Gồm những gì?

Một tiệm nail trước khi hoạt động sẽ phải trải qua rất nhiều bước vận hành, chuẩn bị và hạng mục lớn nhỏ. Vậy để mở một tiệm nail cần có khoản vốn phù hợp với quy mô cũng như dự trù cho những chi phí phát sinh khác nhau. Chúng ta cần dự phòng một số vốn hợp lý và có kế hoạch kinh doanh cụ thể để tránh chi tiêu vào những mục không cần thiết. Vậy cần chi phí bao nhiêu để có thể mở một tiệm nail nhỏ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Dự trù chi phí mở tiệm nail giúp tránh các khoản chi phí phát sinh không cần thiết

1. Dự trù chi phí mở tiệm nail nhỏ

1.1 Mặt bằng

Một tiệm nail sẽ hoạt động hiệu quả khi mặt bằng được đặt tại những vị trí đông người như khu dân cư, gần chợ,… hoặc có thể là trong những con hẻm nhưng vẫn dễ dàng tìm thấy. Những vị trí này sẽ có giá thuê không quá cao và tránh những vị trí ở mặt đường lớn, khu trung tâm vì chi phí sẽ cao, ít khách.

Để có thể phân bổ hợp lý ngân sách thì chi phí cho việc thuê mặt bằng nên từ 10-14% ( 8-15 triệu đồng/ tháng) trên tổng số vốn.

1.2 Biển hiệu – Logo tiệm nail

Logo cũng như biển hiệu là thứ đầu tiên khách hàng sẽ nhìn thấy nên muốn thu hút khách hàng hiệu quả thì chúng ta sẽ cần một bảng hiệu có tính thẩm mỹ cao, tránh những thiết kế không phù hợp. Trên bảng hiệu nên thể hiện đầy đủ các thông tin như: thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ, logo, số điện thoại, địa chỉ,…..Tuy nhiên, chi phí cho khoản này không nên quá nhiều, 8-12% ( 6 – 14 triệu đồng) là một khoản hợp lý dựa trên số vốn.

Logo được thiết kế chỉn chu, bắt mắt sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn

1.3 Ghế ngồi làm nail

Khách hàng của bạn có cảm thấy thoải mái hay không còn phụ thuộc vào ghế ngồi làm nail. Hiện nay, có rất nhiều kiểu ghế ngồi nail phong phú, đa dạng về mẫu mã cũng như giá thành phù hợp cho những phân khúc dịch vụ nail khác nhau. Để nhanh chóng và tối ưu nhất, bạn nên chọn mua nguyên bộ ghế Spa Pedicure, bao gồm ghế và chậu ngâm massage. Những chiếc ghế này được thiết kế sẵn dựa trên nghiên cứu về tư thế và vị trí sao cho việc làm móng diễn ra dễ dàng nhất.

Chi phí bỏ ra cho việc mua ghế nail sẽ chiếm khoảng 14-30% (8-16 triệu đồng/bộ) 

Một chiếc ghế làm nail tích hợp sẽ là lựa chọn tối ưu nhất 

1.4 Ghế ngồi làm móng tay

Với dịch vụ làm móng tay, khách hàng và nhân viên sẽ cần ở vị trí ngang nhau nên cần lưu ý chọn những mẫu ghế đồng bộ, tạo được tính thống nhất cho không gian. Khách hàng làm móng tay sẽ cần 1-2 giờ hoặc có thể lên đến 6-7 giờ nên cần chú trọng vào phần ghế ngồi của khách hàng để tạo cảm giác thoải mái, không khó chịu khi ngồi quá lâu.

Bạn nên trang bị số lượng ghế ngồi tuỳ vào diện tích tiệm nail của bạn. Giá thành cho ghế ngồi sẽ dao động từ 600.000 – 1.800.000 VND/ ghế, chiếm khoảng 4-9%.

1.5 Ghế Sofa, ghế tiếp khách

Ghế sofa sẽ là nơi bạn tư vấn khách hàng nên cần bố trí khu vực này thoải mái và thân thiện với khách hàng. Tại đây, bạn cần chuẩn bị bộ ghế salon băng dài để tối ưu hóa diện tích. Chất liệu của ghế nên được làm từ chất liệu vải, nhung nỉ, tạo sự thông thoáng cho khách hàng. Ngoài ra, bàn trà cũng cần thiết để bạn có thể tiếp khách, để bảng giá cho khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ trong thời gian chờ đợi. Chi phí cho ghế sofa và bàn trà sẽ có giá khoảng 4-9 triệu đồng/ bộ, chiếm khoảng 4-6%.

1.6 Bàn làm nail

Ngoài ghế nail, thì bàn làm nail là không thể thiếu. Bàn làm nail nên sử dụng chất liệu từ đá cẩm thạch hoặc kính cường lực để tạo độ sáng bóng cho không gian và dễ vệ sinh. Chi phí bàn làm nail (bàn nhỏ dành cho 1 khách) sẽ dao động từ 800 nghìn đồng – 3.2 triệu đồng/bàn.

Bàn làm nail chất liệu cẩm thạch sẽ dễ dàng vệ sinh

1.7 Kệ, tủ để lọ sơn

Kệ, tủ để lọ sơn là nơi giúp bạn có thể trang trí tiệm, có thể để khách hàng lựa chọn mẫu sơn phù hợp. Kệ đựng sơn nên có độ rộng khoảng 5-10 cm. Chất liệu của tủ có thể là nhựa, gỗ hoặc kim loại tuỳ thuộc vào phong cách mà bạn hướng tới. Tuỳ từng điều kiện về kinh phí hoặc diện tích tiệm nail bạn có thể thiết kế tủ sao cho hợp lý. Có thể đặt loại tủ đứng cho không gian tiệm rộng, hoặc sử dụng tủ treo tường thì giá thành sẽ giảm xuống không ít. Chi phí cho kệ và tủ nail chiếm khoảng 2-8% (2-12 triệu đồng).

Kệ đựng nail có thể từ nhiều chất liệu như gỗ, nhựa,…

1.8 Mẫu nail, lọ sơn gel, máy móc

Sơn gel là nguyên liệu không thể thiếu để làm nail nên đây là khoản chi nhiều nhất để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất. Nếu muốn trưng bày đầy đủ các lọ sơn, mẫu nail và một số vật dụng khác lên kệ thì sẽ mất khoảng 40% số vốn (25-50 triệu đồng). Để đảm bảo tiết kiệm, bạn không nên mua nhiều mẫu sơn. Hãy ưu tiên những màu sơn thông dụng hợp thị hiếu, hoặc một số màu độc lạ dễ gây ấn tượng. Ngoài ra, một số máy làm nail cần thiết gồm có 3 loại: máy hơ gel, máy mài và máy sấy; giá thành trung bình của mỗi loại máy sẽ chiếm khoảng 3-6% (600 nghìn đồng – 3 triệu đồng/máy).

1.9 Quầy tiếp tân

Dựa vào quy mô tiệm thì bạn có thể bố trí quầy lễ tân hoặc không. Quầy lễ tân có thiết kế chữ J hoặc hình chữ nhật là thiết kế khá phổ biến cho khu vực này. Quầy lễ tân sẽ là nơi để máy tính, đồ dùng văn phòng nhỏ và giao dịch tiền, giá thành vào khoảng 3-8 triệu đồng/quầy, chiếm 4-5%.

Quầy tiếp tân gây ấn tượng bởi thiết kế đơn giản

1.10 Giường gội đầu, giường spa, gối, rèm, khăn, drap

Thường các tiệm nail sẽ kết hợp thêm những dịch vụ khác như nối mi, dịch vụ spa, gội đầu,… để khách hàng có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ khác nhau nhưng không cần đến quá nhiều nơi. Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại giường chuyên dụng như: giường inox, giường spa di động, giường khung gỗ. Ngoài ra, khăn dùng cho tiệm nail và spa nên có kích thước 35×70 cm, chọn khăn lông mềm có chất lượng tốt để tăng chất lượng dịch vụ.

Drap trải giường nên chọn loại vải thun để có thể thay dễ dàng.

  • Giường Spa và gội đầu có giá khoảng 1.2-3.8 triệu đồng/chiếc
  • Khăn 35×75 cm: 15-45 nghìn đồng/chiếc
  • Khăn 90×200 cm: 100-250 nghìn đồng/chiếc
  • Drap giường + gối: 300-800 nghìn đồng/bộ
  • Rèm: 600-750 nghìn đồng/mét dài

Các hạng mục này chiếm khoảng 3-8% trên tổng ngân sách.

Ngoài dịch vụ nail bạn có thể kết hợp thêm nhiều dịch vụ khác như gội đầu

1.11 Chi phí thiết kế, trang trí nội thất

Không gian tiệm nail sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như trải nghiệm lớn đối với khách hàng. Đa phần khách hàng sẽ không chọn tiệm nail có cách bài trí sơ sài, tông màu lòe loẹt kém sang hoặc thiếu tinh tế. Cơ bản việc trang trí nội thất sẽ bao gồm các hạng mục sau: tháo dỡ hiện trạng, ốp lát gạch, sơn nước, sơn dầu, vách trang trí, vách tiếp tân, tranh treo tường, kệ khăn, đèn, máy lạnh, nhân công đi hệ thống điện nước, vệ sinh… Chi phí phần cải tạo và trang trí chiếm khoảng 12-35 triệu đồng (10-25%).

Thiết kế không gian sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng

1.12 Vật dụng, đồ phụ trợ

Một số khoản mục về đồ phụ trợ như:

  • Thảm nhung: 450 nghìn đồng – 900 nghìn đồng/cái.
  • Máy lạnh: 6-12 triệu đồng/bộ.
  • Quạt: 350 nghìn đồng/chiếc.
  • Máy tính: 10-14 triệu đồng (hoặc laptop: 10-20 triệu đồng).
  • Các vật dụng: đèn, bình nước, chổi, dép, tranh ảnh… có giá khoảng 2-4 triệu đồng.

1.13 Card visit, voucher, menu

Card visit sẽ giúp khách hàng nắm được thông tin của tiệm nail nên bạn sẽ cần in từ 4-5 hộp, voucher dành cho khách hàng khoảng 150 – 200 tờ. Ngoài ra, menu bảng giá bạn có thể in thành cuốn để thuận tiện cho khách hàng lựa chọn. Chi phí cho khoản này ít nhất, chỉ nên chiếm khoảng 0.5-1% (khoảng 800 nghìn đồng – 2 triệu đồng).

Voucher là hình thức giúp khách hàng trở lại cửa hàng để làm dịch vụ

1.14 Đồng phục nhân viên, tạp dề

Đa phần để có thể đồng bộ cho cửa tiệm thì nên trang bị cho nhân viên đồng phục hoặc tạp dề làm nail. Đồng phục có thêu logo của tiệm nail sẽ giúp quảng bá thương hiệu cũng như mang lại tính chuyên nghiệp. Có rất nhiều mẫu tạp dề và đồng phục lịch sự theo xu hướng mới nhất. Mỗi một bộ sẽ có giá khoảng 200 – 700 nghìn đồng.

Đồng phục cho nhân viên là cách để đồng bộ với phong cách cửa tiệm 

1.15 Lương nhân viên

Để mở một tiệm nail có quy mô lớn, một người thợ lành nghề, được đào tạo bài bản và có kỹ năng tốt là rất cần thiết. Đối với những tiệm nail nhỏ nên tuyển theo số lượng khách hàng để cắt bớt chi phí trả lương cho nhân viên. Chi phí nhân viên hàng tháng có thể dao động từ 5-10 triệu đồng/nhân viên.

1.16 Chi phí marketing

Đối với những tiệm nail mới mở bạn sẽ cần chi khá nhiều cho việc marketing, quảng bá thương hiệu và hình ảnh của tiệm. Bạn cần đưa ra chiến lược marketing phù hợp ở nhiều kênh truyền thông để giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn. Đối với những kênh social media, bạn sẽ cần từ 5 – 10 triệu đồng cho những bài viết quảng cáo hay chương trình khuyến mãi. Chi phí cho hạng mục marketing sẽ cần từ 40 – 50 triệu đồng tuỳ thuộc vào quy mô cửa tiệm của bạn và số vốn đang có.

1.17 Khoản phí dự phòng

Ngoài những chi phí trên, bạn cũng cần chuẩn bị từ 15 – 30 triệu đồng dự phòng để có thể duy trì hoạt động hàng tháng của cửa tiệm. Cũng như để có thể chi trả cho những tình huống phát sinh.

2. Tổng số vốn cần mở tiệm nail nhỏ là bao nhiêu?

Như vậy, tổng chi phí từ những khoảng kể trên thì chi phí mở một tiệm nail nhỏ cần 100 – 150 triệu đồng bao gồm chi phí xây dựng, thiết kế, mua sắm, trang bị vật dụng,…

100 – 150 triệu đồng là khoảng chi phí khi mở một tiệm nail nhỏ

Bạn cần chuẩn bị kỹ càng để có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh và giải quyết được những tình huống phát sinh tốt hơn. Tuy khoản vốn mở tiệm nail nhỏ trên đây chỉ là khoản vốn tham khảo, nhưng hi vọng rằng chúng tôi đã giúp bạn có sự tính toán và dự trù tốt hơn khi có ý định mở một tiệm nail nhỏ. Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu thiết kế tiệm nail đẹp, cũng như kinh nghiệm mở tiệm nail do Hội Nail Việt tổng hợp.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài Viết Mới Nhất

Kiến Thức Ngành Nail

Luật Ngành Nail